Công thức diện trang phục sequins và đính đá đẹp sang trọng mà không sợ 'lố'
Ngày 12.1, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cải cách hành chính.Theo báo cáo số 12/BC-VPCP ngày 2.1 của Văn phòng Chính phủ về tình hình và kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2024, Cà Mau đạt 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm 2023, giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các địa phương. Xếp sau là Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% và Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59%.Những thành tựu của tỉnh Cà Mau trong cải cách hành chính không phải là ngẫu nhiên. Năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo, tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một trong những điểm đáng chú ý là chiến dịch cao điểm kéo dài 69 ngày đêm mang tên "Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau", cùng với việc xây dựng các khu dân cư điện tử.Cà Mau cũng chủ động cắt giảm thời gian giải quyết của 20 thủ tục hành chính; đồng thời kiến nghị các bộ, ngành T.Ư sửa đổi và bổ sung 12 thủ tục hành chính. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tối ưu hóa quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, UBND tỉnh đã thí điểm thành lập Phòng cải cách hành chính trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế. Điều này giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu hiện đại, với năng lực lưu trữ lên đến 135TB. Trung tâm dữ liệu chính của tỉnh đã đạt chuẩn ISO/IEC về hệ thống quản lý an toàn thông tin.Đặc biệt, ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G đã được triển khai rộng rãi, tích hợp hơn 50 ứng dụng và tiện ích nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác dễ dàng với chính quyền. Tính năng phản ánh hiện trường tích hợp trong ứng dụng đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện môi trường kinh doanh.Giá cà phê ‘lùi 1 bước để tiến 3 bước’?
Với thông điệp “Bừng sáng Việt Nam”, VPHM 2022 sẽ là lời chào đầy hứng khởi từ Thủ đô Hà Nội đến bạn bè Việt Nam và quốc tế, lan tỏa hình ảnh về một Hà Nội mùa thu lãng mạn, quyến rũ nhưng cũng vô cùng năng động hiện đại với những bước phát triển ấn tượng.
Tặng giấy khen cho nam sinh lớp 8 cứu nữ sinh lớp 11 bị đuối nước
Thực tế có thể thấy, màn ra mắt Hyundai Creta thế hệ thứ 2 là sự trở lại của mẫu xe này tại thị trường Việt Nam. Bởi trước đó, Creta từng mở bán tại Việt Nam vào năm 2015, nhưng chỉ vài năm sau áp lực cạnh tranh cùng kiểu dáng thiết kế được cho là không hợp thời với thị hiếu người Việt khiến Hyundai Creta phải âm thầm rút lui. Đến nay, Hyundai Creta bắt đầu đánh dấu sự trở lại với một diện mạo, công nghệ hoàn toàn mới... hứa hẹn sẽ đủ sức cạnh tranh, thách thức các đối thủ cùng phân khúc.
Chiều 18.2, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, và ông Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, ký bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch lái xe, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT sang Công an tỉnh Lâm Đồng.Ông Gia cho biết thêm, sáng cùng ngày, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng đã có thông báo tạm dừng sát hạch lái xe (các loại) từ ngày 19.2 và theo nguyên tắc, từ ngày 19.2, sẽ ngưng tiếp nhận cấp đổi GPLX. Tuy nhiên, trước nhu cầu cấp thiết của người dân, sau khi xin ý kiến Bộ GTVT, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng vẫn tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX cho người dân; tiếp tục tổ chức thi sát hạch lái xe các loại cho người dân cho đến khi Bộ GTVT có thông báo ngưng nhiệm vụ này. Do đó, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng sẽ thu hồi thông báo ngưng tổ chức thi sát hạch lái xe.Cùng ngày (18.2), Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cũng ký bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Công an tỉnh Lâm Đồng.Sở TT-TT Lâm Đồng cũng ký bàn giao nhiệm vụ lĩnh vực bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng qua Công an tỉnh Lâm Đồng.Lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ phối hợp Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng để bố trí cán bộ công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cấp phiếu Lý lịch tư pháp; cấp mới, cấp đổi GPLX tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Lâm Đồng.Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đồng thời rà soát, bố trí đủ số cán bộ, chiến sĩ có trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực: lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp; sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; An toàn, an ninh thông tin mạng.
Giá vàng, Bitcoin đồng loạt lập kỷ lục mới
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.